Trần thạch cao đa năng – Phù hợp cho mọi không gian

Trần thạch cao phẳng là gì?

Trần thạch cao phẳng là loại trần có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện đều nằm trên một mặt phẳng, không có khoảng lồi lõm. Hệ trần này được cấu tạo từ hệ khung xương, tấm thạch cao và một lớp sơn bả. Trần thạch cao phẳng có kết cấu đơn giản, hạn chế các họa tiết hoa văn cầu kỳ để mang đến sự hiện đại, thông thoáng cho không gian nhà.

Trần thạch cao phẳng là gì?

Trần thạch cao phẳng có kết cấu đơn giản, hạn chế họa tiết cầu kỳ (Nguồn: Internet)

Ưu và nhược điểm của trần thạch cao phẳng

Ưu điểm

Trần thạch cao phẳng là thiết kế được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn, bởi chúng mang đến những ưu điểm như:

  • Trần thạch cao phẳng là lựa chọn hoàn hảo cho các thiết kế đơn giản, hiện đại như phong cách Bắc Âu vì giản lược được những họa tiết cầu kỳ. Đồng thời, tạo nên một không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn.
  • Dễ dàng lắp đặt, rút ngắn thời gian và chi phí thi công. Hơn nữa, quá trình bảo dưỡng và sửa chữa trần thạch cao cũng đơn giản hơn các vật liệu khác.
  • Dễ dàng lắp đặt hệ thống chiếu sáng, che đi khuyết điểm của đường dây điện. Bề mặt trần phẳng cũng giúp lớp sơn bả mịn hơn, thẩm mỹ hơn.
  • Trần thạch cao phẳng còn có nhiều tính năng vượt trội khác như hỗ trợ cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống ẩm,...
  • Trần thạch cao bền đẹp theo thời gian, an toàn với sức khỏe con người. Trong quá trình thi công và sử dụng sẽ không phát sinh bụi mịn, không tổn hại đến đường hô hấp. Đặc biệt là hệ trần thạch cao  với khả năng siêu thanh lọc không khí đến 80%, chủ động nhận diện khí hại trong nhà và chuyển hóa thành khí trơ không độc. Quá trình này có thể kéo dài liên tục đến 50 năm.
  • Là loại vật liệu thân thiện với môi trường sống, bạn có thể tái chế sử dụng hoặc mang đi tiêu hủy.

Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp

Trần thạch cao phẳng đẹp, giúp che đi hệ thống đường dây điện (Nguồn: Internet)

Nhược điểm

Trần thạch cao phẳng thường hạn chế họa tiết, hoa văn và phào chỉ trang trí. Vì vậy, khuyết điểm của loại trần này là không thể đáp ứng các nhu cầu về đa dạng mẫu mã, đặc biệt với các không gian tân cổ điển hay cổ điển.

Ứng dụng của trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng được ứng dụng cho tất cả không gian và hầu hết công trình. Trong đó, loại trần này phù hợp nhất với nhà phố, nhà cấp 4, nhà gác lửng, chung cư có diện tích hạn chế. Bởi lối kiến trúc trần phẳng thường đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ hiện đại, sang trọng, tạo cảm giác căn nhà rộng thoáng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng dụng trần thạch cao phẳng cho những không gian nhỏ như ban công, nhà vệ sinh, hành lang chung cư, phòng khách sạn,... Tùy với từng vị trí, bạn hãy lựa chọn loại tấm thạch cao phù hợp, để có thể hỗ trợ chống ẩm, chống cháy, cách âm,...

Ứng dụng của trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng thường được ứng dụng cho những không gian hạn chế diện tích (Nguồn: Internet)

Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp?

Trần thạch cao phẳng hay giật cấp đều mang đến nét thẩm mỹ riêng, bền đẹp và an toàn với sức khỏe con người. Tùy vào phong cách thiết kế, nhu cầu, sở thích và tài chính mà bạn quyết định xem nên làm trần phẳng hay giật cấp.

Với những không gian có diện tích nhỏ như chung cư, nhà cấp 4 hay nhà ống nhỏ hẹp, bạn nên lựa chọn trần thạch cao phẳng. Mẫu trần này sẽ giúp bạn tối ưu chi phí, rộng thoáng và “ăn gian” diện tích nhà ở.

Ngược lại, với những không gian rộng hơn như căn hộ, biệt thự,... thì mẫu trần thạch cao giật cấp lại là lựa chọn hoàn hảo. Kiểu trần này có thể đa dạng tạo hình, khối hộp, phù hợp với đa dạng phong cách. Đồng thời, mang đến một không gian sang trọng, nghệ thuật và hạn chế sự đơn điệu.